Trang chủ » Hướng dẫn cài đặt phpMyAdmin trên CentOS 7

Hướng dẫn cài đặt phpMyAdmin trên CentOS 7

bởi Vinh Leo
4,9K views
Bài này thuộc phần 12 của 18 phần trong series Học CentOS 7 căn bản
5/5 - (3 bình chọn)

phpMyAdmin là một ứng dụng web cung cấp một GUI để hỗ trợ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Nó hỗ trợ nhiều máy chủ MySQL và là một thay thế mạnh mẽ và dễ dàng để sử dụng các dòng lệnh MySQL. Nó có thể thực hiện nhiều tác vụ như tạo, sửa đổi hoặc xóa bỏ cơ sở dữ liệu, bảng, các trường hoặc bản ghi; thực hiện báo cáo SQL; hoặc quản lý người dùng và cấp phép.

I. Cài đặt phpMyAdmin package

Trước khi bắt đầu

Trước khi tiến hành cài đặt phpMyAdmin bạn cần cài đặt trước LAMP hoặc LEMP server trên CentOS 7.

1. Kích hoạt EPEL Repository

CentOS
Kho lưu trữ CentOS Extras bao gồm một gói cài đặt EPEL và được bật theo mặc định. Để cài đặt gói EPEL release, hãy chạy lệnh sau:

sudo yum install epel-release

Red Hat Enterprise Linux

Để cài đặt gói EPEL release, hãy chạy lệnh sau:

sudo yum install https://dl.fedoraproject.org/pub/epel/epel-release-latest-$(rpm -E '%{rhel}').noarch.rpm

Kiểm tra lại Repository bằng cách

yum repolist

2. Cài đặt mycrypt cho PHP

sudo yum install php-mcrypt

3. Khởi động lại Apache:

sudo systemctl restart httpd

Cài đặt phpMyAdmin

1. Cài đặt phpMyAdmin:

sudo yum install phpmyadmin

2. Đối với mỗi máy chủ ảo mà bạn muốn cung cấp quyền truy cập vào cài đặt PHPMyAdmin của mình, bạn phải tạo một liên kết tượng trưng từ document root đến vị trí cài đặt phpMyAdmin (/usr/share/phpmyadmin):

cd /var/www/example.com/public_html
sudo ln -s /usr/share/phpmyadmin

Thao tác này sẽ tạo liên kết tượng trưng được đặt tên phpmyadmin trong document root của bạn

Cấu hình phpMyAdmin

Theo mặc định, phpMyAdmin được cấu hình chỉ cho phép truy cập từ localhost (127.0.0.1). Bạn sẽ muốn thêm địa chỉ IP của máy tính để truy cập nó.
1. Lưu ý địa chỉ IP Public đang được sử dụng bởi máy tính ở nhà hoặc nơi làm việc của bạn. Bạn có thể tìm thấy nó bằng cách truy cập trang web sau:

https://www.whatismyip.com

2. Chỉnh sửa tệp cấu hình nằm ở /etc/httpd/conf.d/phpMyAdmin.conf, thay thế những chỗ có IP 127.0.0.1 bằng địa chỉ IP của máy tính ở nhà hoặc máy làm việc của bạn.
3. Lưu và khởi động lại server

sudo systemctl restart httpd

Kiểm tra cài đặt phpMyAdmin của bạn

Để kiểm tra phpMyAdmin, mở trình duyệt yêu thích của bạn và truy cập đến http://example.com/phpmyadmin (example.com là tên miền hoặc IP của host). Bạn sẽ được nhắc tên người dùng và mật khẩu. Sử dụng tên người dùng “root” và mật khẩu bạn chỉ định khi bạn cài đặt MySQL. Ngoài ra, bạn có thể đăng nhập bằng cách sử dụng bất kỳ người dùng MySQL và giữ lại quyền của họ.

cài đặt phpMyAdmin

Nếu bạn có thể đăng nhập thành công, nghĩa là phpMyAdmin đã được cài đặt đúng.

II. Cài đặt phpMyAdmin script

Với các bước trên các bạn đã có thể cài xong phpMyAdmin được rồi. Tuy nhiên, để tiết kiệm tài nguyên server, bảo mật hơn thì mình khuyên các bạn nên sử dụng script phpMyadmin:

Đầu tiên bạn cần chọn phiên bản muốn cài tại trang Download phpMyAdmin

Copy đường dẫn trực tiếp với file extension là .zip, tại thời điểm mình viết bài này là phiên bản 4.7.6 (Phiên bản này tương thích với PHP 5.5 đến 7.2 và MySQL 5.5 trở lên.)
Vào thư mục www chứa nội dung website (ví dụ: cd /var/www/html/) chạy lệnh sau:

sudo yum install wget
sudo wget https://files.phpmyadmin.net/phpMyAdmin/4.7.6/phpMyAdmin-4.7.6-all-languages.zip

Giải nén file phpMyadmin

unzip phpMyAdmin-*.zip

Lưu ý: Nếu dùng lệnh unzip mà bị lỗi “unzip: command not found” nghĩa là unzip không được cài đặt trên VPS/Server của bạn, phải chạy lệnh bên dưới thì mới sử dụng được unzip

sudo yum install unzip

Sau khi giải nén xong, bạn sẽ có folder phpMyAdmin-4.7.6-all-languages, để sử dụng bạn truy cập vào link http://example.com/phpMyAdmin-4.7.6-all-languages. Tất nhiên bạn có thể đổi tên phpMyAdmin-4.7.6-all-languages thành bất cứ tên nào bạn muốn để sử dụng và bảo mật hơn, bằng lệnh:

sudo mv old_name new_name ví dụ sudo mv phpMyAdmin-4.7.6-all-languages phpMyAdmin

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ hãy bình luận bên dưới hoặc qua Fanpage Facebook, form liên hệ.

Xem tiếp các bài trong Series Học CentOS 7 căn bản

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x